Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Cấu trúc Hệ thống giáo dục Nam nhìn từ một chuyên gia

Nếu dựa theo Luật Giáo dục hiện tại và Luật Giáo dục Nghề nghiệp thì hệ thống giáo dục Việt Nam sẽ còn những hạn chế? Vậy những hạn chế này là gì? TS. Lê Viết Khuyến cho biết: 
Cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay về cơ bản không đáp ứng  nhiều định hướng quan trọng trong Nghị quyết Trung ương 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
PV: Thưa ông, cụ thể những hạn chế đó là gì?
TS. Lê Viết Khuyến: Toàn hệ thống không có sự nhất quán do khối Giáo dục nghề nghiệp được tách riêng biệt. Do không phải là một bậc học nên không thể xem khối này nằm ở vị trí trên giáo dục trung học và dưới giáo dục đại học. 
Ngay giữa các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng trong khối đó cũng không có sự liên thông thực sự. Luật Giáo dục Nghề nghiệp quy định muốn được dự tuyển vào cao đẳng thí sinh phải đồng thời vừa có bằng trung cấp vừa có bằng tốt nghiệp THPT (hoặc đã học và đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT). 
Từ cao đẳng chuyển lên đại học lại càng không dễ dàng chút nào vì có sự khác nhau về cấu trúc chương trình đào tạo (do 2 cơ quan Nhà nước khác nhau quy định).
Không có sự hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Theo Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế của UNESCO (ISCED 2011 ), thì các trình độ sơ cấp và trung cấp ở Luật Giáo dục Nghề nghiệp không tương ứng với bất kỳ một cấp độ nào của ISCED2011. 
Thí dụ như, đối với trình độ trung cấp, tùy theo trình độ học vấn (văn hóa ) đầu vào của người học, nếu người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) thì người đó chỉ đạt được cấp độ 2 của ISCED (vì có thời gian đào tạo quá ngắn ), còn nếu người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thì người đó đã đạt được cấp độ 4 của ISCED. 
xem thêm : học anh văn giao tiếp ở đâu tốt
Xem thêm luyện thi THPT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét