Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Vào những chấm cuối, giám khảo chịu nhiều áp lực!


Do đó, để khâu chấm thi “về đích” đúng tiến độ nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về tính khách quan, nghiêm túc, rất cần sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phụ trách hội đồng thi và hơn hết là ý thức trách nhiệm của mỗi giám khảo làm nhiệm vụ chấm thi.

Tương tự như năm 2015, công tác chấm thi trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay được triển khai song song ở hai loại cụm thi: Cụm thi do sở GD&ĐT phụ trách và cụm thi do các trường Đại học chủ trì. 
Giám khảo đang chấm thi tại một cụm thi ở Hà Nội (Ảnh nguồn: Thanhnien.vn).
Chấm thi theo kiểu thương học trò!

Ở cụm thi địa phương do các sở GD&ĐT phụ trách, các thí sinh dự thi chủ yếu chỉ để xét công nhận Tốt nghiệp THPT.

Học lực của các thí sinh ở các cụm thi này phần lớn chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình.

Cũng bởi vậy mà không ít giám khảo còn có quan niệm: học sinh đã trải qua 12 năm đèn sách vất vả, các em cần có tấm bằng tốt nghiệp để tiếp tục học nghề hay đi làm công nhân nên trong chừng mực cho phép, có thể “tạo điều kiện” để các em đậu tốt nghiệp, bằng cách chấm “thoáng”, chấm “lỏng tay” ở một số môn tự luận.

Việc “thương” học sinh theo cách như trên có thể gây ra tình trạng thiếu công bằng giữa các thí sinh.

Những thí sinh vốn chỉ có học lực trung bình hoặc dưới mức trung bình, “bỗng dưng” có được điểm cao không chỉ khiến cho bản thân những học sinh đó ngộ nhận về học lực của mình mà còn khiến cho những học sinh ở các lớp khóa sau thêm phần không chú tâm vào học tập, tích lũy kiến thức mà ỷ lại vào “vận may”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét