Đó là kết quả từ cuộc khảo sát của một hãng thẻ quốc tế về “Những ưu tiên trong chi tiêu cho giáo dục của người tiêu dùng” vừa được công bố tại Singapore hồi cuối tháng 6 vừa qua. Cuộc khảo sát có sự tham gia của 7.932 người trong độ tuổi 18-64 tại 16 quốc gia trong khu vực châu Á/Thái Bình Dương.
xem thêm : học anh văn giao tiếp ở đâu tốt
Xem thêm : học tiếng anh giao tiếp
Xem thêm luyện thi THPT quốc gia
Ngoại ngữ là ưu tiên hàng đầu trong các khoản đầu tư giáo dục cho con cái của người Việt. Tuy nhiên, cha mẹ Việt ít đầu tư phát triển kỹ năng mềm cho con cũng như các môn nghệ thuật sáng tạo. Cụ thể, chỉ có 7% cha mẹ Việt cho con học nhạc, 7% cho con học nghệ thuật, 9% cho con học thể thao và không vị phụ huynh Việt nào tham gia khảo sát cho biết có con theo học các lớp nói trước công chúng.
Cũng theo khảo sát, giáo dục vẫn là ưu tiên trong tiết kiệm của các cha mẹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Gần ba phần tư các gia đình tại khu vực này để dành tiền tiết kiệm đều đặn cho việc giáo dục của con cái, chiếm 13% thu nhập hàng tháng của gia đình họ. Các gia đình Thái Lan dẫn đầu khu vực với 95% gia đình tiết kiệm tiền hàng tháng cho việc học tập của con, số tiền tiết kiệm cũng rất cao, chiếm 21% thu nhập của họ.
Cha mẹ Australia và New Zealand là những người chi tiêu ít nhất cho việc học của con. Chỉ có khoảng một phần ba các gia đình tại đây dành tiền đều đặn cho mục đích học của con. Đây cũng là hai quốc gia mà cha mẹ chú trọng vào việc cho con học các môn thể thao cao nhất khu vực
Tại châu Á – Thái Bình Dương, đa số cha mẹ (63%) lên kế hoạch cho con cái học đại học ở trong nước; riêng hai quốc gia Hàn Quốc và Trung Quốc có nửa già số phụ huynh dự định cho con cái đi du học nước ngoài.
Bà Georgette Tan, phụ trách truyền thông của hãng thẻ khảo sát, nhận xét: “Giáo dục từ lâu được xem như chìa khóa đem lại những cơ hội thăng tiến. Các bậc cha mẹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận ra giá trị này và luôn đầu tư nhiều tiền bạc nhằm đảm bảo một nền tảng giáo dục tốt nhất có thể cho con cái họ. Tại hầu hết các nước trong khu vực, các hoạt động ngoại khóa cũng được chú trọng, nhất là việc học ngoại ngữ hay học phụ đạo. Điều này cho thấy hệ thống giáo dục đang trở nên ngày càng cạnh tranh, nguyện vọng của các gia đình ngày càng cao, và là sự công nhận rằng trẻ em cần một nền giáo dục toàn diện, bao gồm cả âm nhạc, nghệ thuật và thể thao để trở nên vượt trội”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét